Mục lục
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, sản phẩm của Japi Foods được chiết xuất từ rong, là xu hướng tiêu dùng trên thế giới. Đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm rác thải, tăng cường tiêu thụ carbon ra môi trường.
Tiềm năng đa dạng của nhuyễn thể và rong biển
Sáng ngày 26/12 tại Nam Định, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị “Phát triển sản xuất nhuyễn thể và rong biển” nhằm đánh giá hiện trạng, xác định các khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong biển.
Nhuyễn thể được đánh giá là ngành hàng chủ lực của ngành Thủy sản Việt Nam bởi giá trị kinh tế và tiềm năng phát triển.
Việt Nam đang có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể ( chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ). Nhiều đối tượng nuôi nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao được nuôi như ngao, hàu, sò điệp, ốc hương, ốc nhảy, sò huyết, tu hài…Nghề nuôi nhuyễn thể đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân các vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay “Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng rong biển và nhuyễn thể. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn rong biển từ nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, cần xây dựng những định hướng phù hợp để thúc đẩy ngành nuôi trồng này.”
Sản phẩm từ rong sụn – sáng kiến phát triển kinh tế biển bền vững
Tinh chất rong sụn là viên ngọc quý trong chương trình “Blue Ocean – Blue Foods” và là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam tách chiết thành công tinh chất từ rong sụn. Đây là thành tựu kết hợp giữa bộ óc sáng tạo của các nhà khoa học Việt Nam và công nghệ sản xuất hiện đại từ Nhật Bản. Sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào và các khoáng chất thiết yếu giúp bồi bổ cơ thể.
Phát triển rong sụn được xem là ngành công nghiệp bền vững nhờ vào việc khai thác tài nguyên tái tạo và bảo vệ môi trường. Rong sụn không chỉ hấp thụ carbon dioxide và cải thiện chất lượng nước, mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao trong thực phẩm và thực phẩm bổ sung. Ngành này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng ven biển, đồng thời góp phần nâng cao sinh kế và khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu. Sự phát triển của rong sụn hứa hẹn sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương một cách bền vững và hài hòa với thiên nhiên.
Bà Nguyễn Thị Sâm – Giám đốc Japi Foods nhấn mạnh: “Japi Foods cùng các đơn vị hợp tác đang giải quyết bài toán đầu ra mạnh mẽ, đem đến giá trị kinh tế cao hơn cho ngành kinh tế biển Việt Nam.”
“Ngoài mặt về dinh dưỡng, có rất nhiều tinh chất có thể chiết xuất từ rong biển và 1 số đối tượng thủy sản khác để từ đó đưa thành những thực phẩm chức năng và có giá trị rất cao. Tinh chất rong sụn của thương hiệu Japi Foods giúp bồi bổ cơ thể, tạo năng lượng mới, giúp tăng khả năng làm việc, cải thiện cuộc sống. Chúng tôi mong muốn từ những sản phẩm của người nông dân thông thường, được sản xuất chế biến và từ đó quay trở lại giúp cuộc sống người nông dân tốt hơn. Cả quá trình sản xuất không chỉ phục vụ cho thực phẩm mà còn là thành phần bổ sung cho dược phẩm và cả y tế.” Theo Cục Trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ.
Chiết xuất rong sụn đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm và thực phẩm bổ sung nhờ vào giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Sản phẩm từ rong sụn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao mà còn góp phần tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng cho thị trường.